Trang chủ Lớp 6 Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức Chương 2. Xã Hội Nguyên Thuỷ Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá khảo cổ nào? Đời sống kinh tế, xã hội của cư dân có những biến đối gì?...

Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá khảo cổ nào? Đời sống kinh tế, xã hội của cư dân có những biến đối gì?...

Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 27 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Bài 6. Sự chuyển biến và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ

Câu 1: Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá khảo cổ nào? Đời sống kinh tế, xã hội của cư dân có những biến đối gì?

Trả lời:  Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá khảo cổ:

Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới đồ đồng

- 2000 TCN: Văn hoá Phùng Nguyên (Bắc Bộ): Đã tìm thấy những mẩu gỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì

- 1500 TCN:

+ Văn hoá Đồng Đậu(Bắc Bộ): Hiện vật bằng đồng khá phố biến gồm: đục, dùi, cần dao, mũi tên, lưỡi câu...

+ Văn hoá tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ): Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,

- 1000 TCN:

+ Văn hoá Gò Mun (Bắc Bộ): Hiện vật đồng chiểm hơn một nửa hiện vật tìm được, bao gồm: vũ khí (mũi lên, dao, giáo..), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt rìu lưỡi xéo), đục,...

+ Văn hoá Đồng Nai (Nam Bộ): Hiện vật bằng đồng như rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu...

Thời kỳ này, đời sống kinh tế, xã hội của cư dân có những biến đối:

- Đời sống kinh tế: Việc sử dụng các công cụ bằng kim loại đã giúp cho nguời nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú. Một số đã rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông. Họ đã biết dùng cây gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cây ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.

- Đời sống xã hội: Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến phần hoà trong đời sống xã hội. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định. Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai,... Ở đây đã hình thành những khu vực dân cư đồng đúc, chuẩn bị cho sự xuất hiện các quốc gia cố đầu tiên trên đất nước Việt Nam.

Câu 2. Quan sát hình 4, hãy kể tên một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hoá Gò Mun.

- Một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hoá Gò Mun: rìu, liềm, giáo, mũi tên, lao, dao… Hầu hết những công cụ và vũ khí bằng đồng của người Gò Mun đều có họng, chuôi, hoặc khâu để lắp cán

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247