Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 3: Yêu thương và chia sẻ Bài tập 5 trang 19 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa (từ Hơi chị em lo lắng dắt nhau đến không sợ mẹ...

Bài tập 5 trang 19 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa (từ Hơi chị em lo lắng dắt nhau đến không sợ mẹ...

Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Câu 9, giải Bài tập 5 trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 3. Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa (từ Hơi chị em lo lắng dắt nhau đến không sợ mẹ mắng ư? ) trong SGK (tr...

Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa (từ Hơi chị em lo lắng dắt nhau đến không sợ mẹ mắng ư?) trong SGK (tr. 72) và trả lời các câu hỏi

Câu hỏi:

Câu 1

Tìm các từ ngữ miêu tả tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà được thể hiện qua các từ ngữ: “lo lắng dắt nhau lên về nhà”, “Lan dắt tay Sơn khép nép” bước vào nhà, hai chị em “ngạc nhiên đứng sững ra” khi thấy mẹ của Hiên trong nhà mình.


Câu hỏi:

Câu 2

Thái độ của mẹ Sơn trong hai lần nói với các con khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Lần đầu, mẹ Sơn “nghiêm nghị” nói với hai con. Sau đó, mẹ Sơn “vẫy hai con lại gần” “âu yếm ôm vào lòng” và nói. Với các con, thái độ của mẹ Sơn vừa nghiêm khắc vừa ấm áp, yêu thương.


Câu hỏi:

Câu 3

Vì sao khi về đến nhà, Sơn “sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị”?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Khi về đến nhà, Sơn "sợ hải, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị” vì Sơn đã biết lỗi của mình và sợ bị mẹ mắng. Có lẽ lúc đó Sơn mới hiểu rằng mẹ rất quý chiếc áo bông cũ ấy.


Câu hỏi:

Câu 4

Việc mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại chiếc áo bông giúp em cảm nhận như thế nào về nhân vật này?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Mẹ Hiên sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông mà Sơn đã cho Hiên, Mẹ Hiên dù rất nghèo và thương con nhưng không lợi dụng lòng tốt thơ ngây của trẻ nhỏ. Hành động này cho ta cảm nhận được cách cư xử đúng đắn và giàu lòng tự trọng của một người mẹ nghèo.


Câu hỏi:

Câu 5

Nhận xét về cách ứng xử của mẹ Sơn với mẹ Hiên trong đoạn trích trên.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nêu nhận xét

Lời giải chi tiết :

Mẹ của Sơn đã cho mẹ Hiên vay năm hào để mua áo rét cho con như một cách giúp đỡ chân tình. Mẹ Sơn là người phụ nữ nhân hậu, tốt bụng.


Câu hỏi:

Câu 6

Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ Hiên không sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông cũ?

Hướng dẫn giải :

Đọc và nêu suy nghĩ

Lời giải chi tiết :

Em có thể hình dung các sự việc có thế xảy ra nếu mẹ Hiên không sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông cũ.

Gợi ý: Có thể mẹ Sơn sẽ phân tích cho hại con hiểu về ý nghĩa của chiếc áo bông cũ với gia đình, hoặc mẹ Sơn sẽ cùng hai con mang sang nhà Hiên một chiếc áo ấm khác.


Câu hỏi:

Câu 7

Em có cho rằng cách kết thúc truyện của tác giả là hợp lí không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Em có thể đồng tình hoặc không đồng tình với cách kết thúc truyện của tác giả. Nhưng em cần lí giải được quan điểm của mình.

Gợi ý: Truyện kết thúc với hình ảnh người mẹ ôm con vào lòng và ngợi khen tấm lòng nhân hậu của các con “Hai con tôi quý quá". Đây là một kết thúc truyện hợp lí, trọn vẹn, giàu chất thơ, truyền đi thông điệp về tình người ấm áp.


Câu hỏi:

Câu 8

Dòng nào sau đây KHÔNG phải một cụm động từ?

A. Lo lắng dắt nhau lẻn về nhà

B. Cái áo bông cũ

C. Đang ngồi ở cái ghế con

D. Cũng biến đi mất như lò sưởi

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về động từ để xác định

Lời giải chi tiết :

Đáp án B


Câu hỏi:

Câu 9

Tìm một cụm tính từ trong đoạn trích. Với trung tâm của cụm tính từ đó, hãy tạo ra ba cụm tính từ khác.

Hướng dẫn giải :

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết :

Em tìm một cụm tính từ trong đoạn trích. Với trung tâm của cụm tính từ đó, tạo ra ba cụm tính từ khác.

Gợi ý: khổ lắm, quý quá. Các cụm tình từ khác có thể tạo ra là: rất khổ, khó vô cùng, khổ quá,...

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247