Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) Chương III. Một số vật liệu - nguyên liệu - nhiên liệu - lương thực – thực phẩm thông dụng Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm trang 36, 37, 38 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật, từ động vật?...

Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm trang 36, 37, 38 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật, từ động vật?...

Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi trang 36: 15.1; Câu hỏi trang 37: 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6, 15.7, 15.8; Câu hỏi trang 38: 15.9, 15.10, 15.11, 15.12, 15.13, 15.14, 15.15, 15.16, 15.17, 15.18 - Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm trang 36, 37, 38 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 - Chương III. Một số vật liệu - nguyên liệu - nhiên liệu - lương thực – thực phẩm thông dụng. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không...

Câu hỏi trang 36 15.1

Quan sát hình 15.1 SGK KHTN 6 và trả lời câu hỏi.

a) Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật, từ động vật?

b) Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống, phải nấu chín?

Lời giải chi tiết :

a) Từ thực vật: lúa gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh.

Từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa.

Lương thực, thực phẩm có thể:

b) Ăn sống: mía, hoa quả, mật ong, bơ, dầu thực vật, sữa.

Nấu chín: khoai lang, gạo, ngô, cá, thịt, trứng, đậu đỗ, mỡ lợn, rau xanh, lạc, vừng.


Câu hỏi trang 37 15.2

Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách?

Lời giải chi tiết :

Vì lương thực, thực phẩm rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe người dùng. Do đó cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.


Câu hỏi trang 37 15.3

Hãy kể tên các lương thực có trong hình 15.1 SGK KHTN 6 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó.

Lời giải chi tiết :

Các lương thực có trong hình 15.1: lúa gạo, ngô, khoai lang.

Các thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó là: cơm, bánh gạo, bánh ngô, bánh khoai,...


Câu hỏi trang 37 15.4

Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể?

Lời giải chi tiết :

Nhóm carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nhóm carbohydrate chứa tinh bột, đường và chất xơ.

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, ngoài ra đường cũng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.


Câu hỏi trang 37 15.5

Cho một thìa gạo vào 2 hộp nhựa nhỏ, thêm nước vào một hộp cho ướt hết gạo. Để yên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ. So sánh độ cứng của hạt gạo hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật cứng.

Lời giải chi tiết :

Khi ép hai hạt gạo bằng một vật cứng, ta thấy hạt gạo ướt mềm, dễ vỡ hơn hạt gạo khô.


Câu hỏi trang 37 15.6

Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra dấu hiệu (mùi, màu sắc,...) cho thấy cơm đã bị thiu.

Lời giải chi tiết :

Em đã từng thấy cơm bị thiu rồi. Khi cơm bị thiu, sẽ có mùi hôi, chua, bị nhớt, đôi khi có mốc xanh, mốc vàng.


Câu hỏi trang 37 15.7

Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo).

Lời giải chi tiết :

Bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến mọc mầm, thối….

Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, hoặc bảo quản trong tủ lạnh để được lâu hơn.


Câu hỏi trang 37 15.8

Quan sát hình 15.1 SGK KHTN 6 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid.

Lời giải chi tiết :

Thực phẩm cung cấp:

Protein: cá, thịt, trứng, sữa, đậu, đỗ.

Lipid: sữa, thịt, cá, trứng, dầu thực vật, lạc, bơ, mỡ lợn, vừng.


Câu hỏi trang 38 15.9

Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người.

Lời giải chi tiết :

Những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người:

Lợi ích: Cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo, ...

Tác hại: tiêu thụ nhiều lipid thì cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, ...


Câu hỏi trang 38 15.10

Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: sữa, hải sản, trứng, nấm, ...


Câu hỏi trang 38 15.11

Vitamin nào tốt cho mắt?

Lời giải chi tiết :

Vitamin A tốt nhất cho mắt.

Vitamin A là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc. Đồng thời chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra.


Câu hỏi trang 38 15.12

Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương?

Lời giải chi tiết :

Vitamin D tốt cho sự phát triển của xương.

Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và xương. Loại vitamin này giúp tăng hấp thu canxi ở ruột, tăng sự phát triển xương.


Câu hỏi trang 38 15.13

Quan sát một số loại rau khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng.

Lời giải chi tiết :

Khi để một vài ngày, rau lúc đầu xanh và tươi sẽ héo dần, sau đó úa vàng rồi cuối cùng là thối.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 sách hay, chi tiết khác:


Câu hỏi trang 38 15.14

Quan sát một miếng cá hoặc thịt hoặc một ít sữa khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng.

Lời giải chi tiết :

Thịt, cá để ngoài không khí lâu sẽ bị ươn, đổi màu, mùi hôi và thối.

Sữa để lâu ngoài không khí sẽ có váng, mùi chua.


Câu hỏi trang 38 15.15

Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chín bằng cách nào.

Lời giải chi tiết :

Thịt tươi: rửa sạch, đóng gói cẩn thận, để vào ngăn mát tủ lạnh

Thịt nấu chín: chờ thịt nguội, cho thịt vào hộp kín, sau đó cho vào tủ lạnh.


Câu hỏi trang 38 15.16

Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau?

Lời giải chi tiết :

Khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp đầy đủ lượng năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi bữa có nhiều loại thức ăn khác nhau giúp chúng ta ngon miệng, không bị chán ăn.


Câu hỏi trang 38 15.17

Em hãy tìm hiểu và trình bày những tác dụng và tác hại của việc ăn cá sống.

Lời giải chi tiết :

Những tác dụng và tác hại của việc ăn cá sống:

Tác dụng: không chứa các chất độc hình thành khi nấu, giữ được các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Tác hại: nhiễm độc thủy ngân, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn….


Câu hỏi trang 38 15.18

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên luộc rau quá kĩ. Em có biết tại sao không?

Lời giải chi tiết :

Lời giải: Không nên luộc rau quá kĩ. Vì khi luộc rau quá kĩ thì sẽ mất dần các vitamin và khoáng chất trong rau và kém ngon.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247