Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Chương V. Động lượng Bài 28. Động lượng trang 54, 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng \(\overrightarrow p \)và vận tốc \(\overrightarrow v \)...

Bài 28. Động lượng trang 54, 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng \(\overrightarrow p \)và vận tốc \(\overrightarrow v \)...

Nắm được lý thuyết về động lượng. Lời Giải 28.1, 28.2, 28.3, 28.4, 28.5, 28.6, 28.7, 28.8 - Bài 28. Động lượng trang 54, 55 SBT SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương V. Động lượng. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng \(\overrightarrow p \)và vận tốc \(\overrightarrow v \) của một chất điểm...

Câu hỏi:

28.1

Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng \(\overrightarrow p \)và vận tốc \(\overrightarrow v \) của một chất điểm.

A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều.

C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc α ≠ 0.

Hướng dẫn giải :

Nắm được lý thuyết về động lượng.

Lời giải chi tiết :

Động lượng là một véc-tơ có cùng hướng với vận tốc của vật.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

28.2

Động lượng có đơn vị là

A. N.m/s. B. kg.m/s. C. N.m. D. N/s.

Hướng dẫn giải :

Nắm được lý thuyết về động lượng.

Lời giải chi tiết :

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \).

Do đó, đơn bị động lượng là: kg.m/s.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

28.3

Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là

A. 15 kg.m/s. B. 7 kg.m/s. C. 12 kg. m/s. D. 21 kg.m/s.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính gia tốc của chuyển động: a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\).

Tính vận tốc của vật sau đó 3s: v = v0 + at.

Áp dụng công thức tính động lượng: p = mv.

Lời giải chi tiết :

Ta có gia tốc của chuyển động là: a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)= \(\frac{{7 - 3}}{4}\) = 1 m/s2.

Vận tốc của vật sau 3 s tiếp theo là: v = v0 + at = 7 + 1.3 = 10 m/s.

Động lượng của vật khi đó là: p = m.v = 1,5.10 = 15 kg.m/s.

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

28.4

Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục toạ độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng

A. 9 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính động lượng: p = m.v.

Lời giải chi tiết :

Đổi m = 500 g = 0,5 kg; v = 36 km/h = 10 m/s.

Áp dụng công thức tính động lượng, ta có: p = m.v = 0,5.10 = 5 kg.m/s.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

28.5

Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không

đổi \(\overrightarrow F \). Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là

A.\(\overrightarrow p = \overrightarrow F .m\). B. \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .t\). C. \(\overrightarrow p = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\). D. \(\overrightarrow p = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\).

Hướng dẫn giải :

Định nghĩa về xung lượng.

Lời giải chi tiết :

Khi một lực \(\overrightarrow F \) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn ∆t thì tích \(\overrightarrow F \Delta t\) được định nghĩa là xung lượng của lực \(\overrightarrow F \) trong khoảng thời gian ∆t ấy.

Vì vậy, chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\overrightarrow F \). Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .t\)

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

28.6

Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đồi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 30 kg.m/s. B. 3 kg.m/s. C. 0,3 kg. m/s. D. 0,03 kg.m/s.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính xung lượng của lực: p = F.t.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính xung lượng của lực, ta có:

p = F.t = 0,1.3 = 0,3 N.s = 0,3 kg. m/s.

Vậy động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là 0,3 kg. m/s.

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

28.7

So sánh động lượng của xe A và xe B. Biết xe A có khối lượng 1 000 kg và vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2 000 kg và vận tốc 30 km/h.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính động lượng: p = m.v.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính động lượng, ta có:

Động lượng của xe A là: pA = mA.vA.

Động lượng của xe B là: pB = mP.vB.

Khi đó ta có: \(\frac{{{p_A}}}{{{p_B}}} = \frac{{{m_A}{v_A}}}{{{m_B}{v_B}}} = \frac{{1000.60}}{{2000.30}} = 1\)

è pA = pB. Vậy động lượng của 2 xe bằng nhau.


Câu hỏi:

28.8

Một máy bay có khối lượng 160 000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính động lượng: p = m.v.

Lời giải chi tiết :

Đổi v = 870 km/h = \(\frac{{870.1000}}{{3600}}\)≈ 241,7 m/s.

Áp dụng công thức tính động lượng, ta có: p = m.v = 160000.241,7 = 38,7.106 kg.m/s.

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247