Trang chủ Lớp 10 SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức Chương 5. Thủy quyển Nhiệt độ nước biển A. thay đổi hơn nhiệt độ không khí. B. thay đổi theo mùa trong năm. C. tăng dần từ Xích đạo về hai cực. D...

Nhiệt độ nước biển A. thay đổi hơn nhiệt độ không khí. B. thay đổi theo mùa trong năm. C. tăng dần từ Xích đạo về hai cực. D...

Đọc lại thông tin về nhiệt độ nước biển và đại dương 1b trang 41. Hướng dẫn trả lời Câu 1 1,2 - Bài 12. Nước biển và đại dương trang 34, 35, 36 - SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức.

Nhiệt độ nước biển

A. thay đổi hơn nhiệt độ không khí.

B. thay đổi theo mùa trong năm.

C. tăng dần từ Xích đạo về hai cực.

D. tăng dần theo độ sâu.

Phương pháp giải :

Đọc lại thông tin về nhiệt độ nước biển và đại dương 1b trang 41.

Lời giải chi tiết:

+ Nhiệt độ trung bình đại dương thế giới: 170C.

+ Nhiệt độ nước biển thay đổi theo các mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông.

+ Giảm dần từ Xích đạo về 2 cực: Đới nóng (27 – 280C), ôn đới (15 – 160C), đới lạnh (dưới 10C).

+ Giảm dần theo độ sâu.

=> Chọn đáp án B

Câu hỏi:

Câu 1 1.3

Sóng biển là

A. hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

C. hình thức giao động của nước biển theo chiều ngang.

D. sự di chuyển của nước biển theo các hướng khác nhau.

Phương pháp giải :

Đọc lại thông tin về khái niệm sóng biển.

Lời giải chi tiết:

- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Chọn đáp án A

Câu hỏi:

Câu 1 1.4

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. các dòng biển

B. gió thổi.

C. động đất, núi lửa

D. hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoài khơi,...

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục a (Sóng biển) và quan sát các hình 12.1, 12.2. trang 41 SGK

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng sóng biển:

- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân hình thành: chủ yếu do gió (gió càng mạnh, sóng càng lớn). Sóng thần hình thành khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm.

=> Chọn đáp án B

Câu hỏi:

Câu 1 1.5

Dao động thủy triều lớn nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục b (Thủy triều), quan sát các hình các hình 12.3, 12.4 trang 42 SGK

Lời giải chi tiết:

Độ lớn của giao động thủy triều liên quan đến lực hút giữa Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời. Dao động thủy triều lớn nhất khi lực hút giữa Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời lớn nhất, tức là khi chúng nằm thẳng hàng với nhau

=> Chọn đáp án D

Câu hỏi:

Câu 1 1.6

Biển và đại dương không có vai trò nào sau đây?

A. Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên quý giá.

B. Biển và đại dương là nơi hình thành sự sống.

C. Biển và đại dương góp phần điều hòa khí hậu.

D. Biển và đại dương là môi trường cho các hoạt động kinh tế.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục 3 (Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội) trang 43, 44 SGK.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội :

- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: sinh vật, khoáng sản, năng lượng,…

- Môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịch,…

- Góp phần điều hòa khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.

=> Chọn đáp án B.

Câu hỏi:

Câu 2

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a. Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

b. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thủy triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất

c. Trong mỗi tháng âm lịch, khi ba thiên thế Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, biên độ nước dâng nhỏ, gọi là triều kém.

Phương pháp giải :

- Đọc các câu a, b, c.

- Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng thủy triều để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: a,b: Đúng; c: Sai

- Sửa

c. Trong mỗi tháng âm lịch, khi ba thiên thế Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, biên độ nước dâng lớn, gọi là triều cường.

Câu hỏi:

Câu 3

Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

image

Phương pháp giải :

Đọc kỹ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

(1) gió thường xuyên

(2) dòng biển lạnh

(3) nhiệt độ

(4) vĩ độ thấp

(5) vĩ độ cao

(6) đổi chiều

Câu hỏi:

Câu 4

Dòng biển chảy trong các biển và đại dương thế giới có ảnh hưởng đến khí hậu vùng ven bờ các lục địa như thế nào?

Phương pháp giải :

Tham khảo mục “em có biết” trang 43 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Dòng biển giúp phân bố lại nhiệt trên bề mặt Trái Đất, điều hòa khí hậu.

- Ảnh hưởng đến chế độ mưa khí hậu ven bờ các lục địa. Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, ấm và ẩm; nơi có dòng biển lạnh đi qua lạnh và ít mưa -> nhiều vùng hoang mạc phân bố ngay ven biển.

Câu hỏi:

Câu 5

Cho hai sơ đồ a và b dưới đây:

image

- Xác định sơ đồ nào thể hiện ngày triều cường, sơ đồ nào thể hiện ngày triều kém.

- Giải thích nguyên nhân hiện tượng triều cường và triều kém

Phương pháp giải :

Đọc lại kiến thức về hiện tượng thủy triều mục 2b trang 42 SGK, Triều cường hay triều kém phụ thuộc vào lực hút giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.

Lời giải chi tiết:

- Sơ đồ a: triều kém; sơ đồ b: triều cường

- Triều cường: triều cường diễn ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, khi đó sức hút của Mặt Trăng và Mặt trời đối với Trái Đất là lớn nhất.

- Triều kém: triều kém diễn ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm vị trí vuông góc với nhau, khi đó sức hút của Mặt Trăng và Mặt trời đối với Trái Đất là nhỏ nhất.

Câu hỏi:

Câu 6

Ghép ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho phù hợp.

image

Phương pháp giải :

Đọc lại kiến thức về hiện tượng sóng biển, thủy triều và dòng biển

Lời giải chi tiết:

1 – A – c; 2 – B – a ; 3 – C – b.

Câu hỏi:

Câu 7

Chứng minh chuyển động của các dòng biển có quy luật và chịu ảnh hưởng của các loại gió thường xuyên như gió mậu dịch, gió Tây ôn đới.

Phương pháp giải :

Đọc lại kiến thức về dòng biển mục 2c trang 43 và quan sát hình 12.5.

Lời giải chi tiết:

- Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

- Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30o – 40o gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

– Vùng có gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện dòng biển thay đổi tính chất và đổi chiều theo mùa

– Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu đối xứng với nhau qua Xích đạo. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.

– Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

– Hoạt động của các dòng biển chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới, đó là các loại gió thường xuyên: các dòng biển ở khu vực ôn đới có hướng chảy cùng hướng với gió Tây ôn đới.

Ví dụ: dòng biển lạnh Peru có hướng chảy là đông nam, trùng với hướng của gió mậu dịch bán cầu nam.

Câu hỏi:

Câu 8

Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

image

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục 1 (Tính chất của nước biển và đại dương) trang 41.

Lời giải chi tiết:

1 – a, c,d, e ; 2 – b,c,d,e

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247