Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?...

Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?...

Đọc kỹ tác phẩm. Soạn văn Câu 4 trang 79 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 4 - Cầu hiền chiếu, Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm

Chú ý vào những lý lẽ, bằng chứng được đưa ra

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng vô cùng xác đáng về thời cuộc, hoàn cảnh của đất nước: sau chiến tranh, nguyên khí quốc gia kiệt quệ, triều đình hỗn loạn, lòng người hoang mang… những người hiền tài thì sống ẩn dật, lánh xa sự đời, bỏ mặc đất nước trong hoàn cảnh nguy nan… Nhưng bên cạnh những lời chỉ trích có phần gay gắt, đanh thép ấy ta vẫn bắt gặp những câu hỏi tu từ đậm chất biểu cảm như “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?...” Như một nỗi niềm giãi bày, một sự trải lòng của chính nhà vua, thay vì việc đổ lỗi cho người tài, ông nhận sự nhượng bộ về mình. Đây là một cách thuyết phục độc đáo, không chỉ cho ta thấy nỗi niềm, tấm lòng của nhà vua còn là một cách thấy nhu thắng cương khiến người nghe không khỏi thấy nhói lòng, tội lỗi nếu làm trái.

Cách 2:

Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng vô cùng xác đáng về thời cuộc, hoàn cảnh của đất nước.

Bên cạnh những lời chỉ trích có phần gay gắt, đanh thép ấy ta vẫn bắt gặp những câu hỏi tu từ đậm chất biểu cảm

Như một nỗi niềm giãi bày, một sự trải lòng của chính nhà vua, thay vì việc đổ lỗi cho người tài, ông nhận sự nhượng bộ về mình. Đây là một cách thuyết phục độc đáo, không chỉ cho ta thấy nỗi niềm, tấm lòng của nhà vua còn là một cách thấy nhu thắng cương khiến người nghe không khỏi thấy nhói lòng, tội lỗi nếu làm trái.

Cách 3:

Nghệ thuật:

– Cách nói sùng cổ.

– Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình.

→ Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247