Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Kết nối tri thức Chương 7. Sinh thái học quần xã Bài 28. Hệ sinh thái trang 152, 153, 154 Sinh 12 Kết nối tri thức: Ở một hồ tự nhiên, sự thay đổi các nhân tố vô sinh như nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ muối khoáng hòa tan...

Bài 28. Hệ sinh thái trang 152, 153, 154 Sinh 12 Kết nối tri thức: Ở một hồ tự nhiên, sự thay đổi các nhân tố vô sinh như nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ muối khoáng hòa tan...

Lý thuyết thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 152: MĐ; Câu hỏi trang 153: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 154: CH 1, CH 2, LT & VD 1, LT & VD 2, LT & VD 3 - Bài 28. Hệ sinh thái trang 152, 153, 154 Sinh 12 Kết nối tri thức - Chương 7. Sinh thái học quần xã. Ở một hồ tự nhiên, sự thay đổi các nhân tố vô sinh như nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ muối khoáng hòa tan, . ....

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 152 Mở đầu (MĐ)

Ở một hồ tự nhiên, sự thay đổi các nhân tố vô sinh như nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ muối khoáng hòa tan,... có thể ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống của quần xã sinh vật trong hồ?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Lời giải chi tiết :

- Sự thay đổi các nhân tố vô sinh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sống của quần xã sinh vật trong hồ.

- Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh và khả năng thích nghi của các loài sinh vật.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 153 Câu hỏi 1

Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái ở địa phương em.

Hướng dẫn giải :

Học sinh tự lấy ví dụ

Lời giải chi tiết :

Hệ sinh thái đồng lúa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 153 Câu hỏi 2

Dựa vào Hình 28.1, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 28.1

Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã: mối quan hệ dinh dưỡng

Mối quan hệ giữa sinh cảnh với quần xã: tác động qua lại.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 154 Câu hỏi 1

Tại sao hệ sinh thái tự nhiên có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái nhân tạo?

Hướng dẫn giải :

Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra như ao nuôi cá, rừng trồng, ruộng lúa, công viên, thành phố,...

Lời giải chi tiết :

Hệ sinh thái tự nhiên có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái nhân tạo vì hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh kém hơn so với hệ sinh thái tự nhiên vì độ đa. dạng loài thấp, mối quan hệ giữa các loài không chặt chẽ, khi bị nhiễm bệnh thì thường bùng phát thành dịch (do sự đa dạng kém).


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 154 Câu hỏi 2

Con người kiểm soát thành phần loài trong một hệ sinh thái ruộng lúa như thế nào? Mục đích của các hoạt động đó là gì?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hệ sinh thái nhân tạo.

Lời giải chi tiết :

Con người có thể kiểm soát thành phần loài trong hệ sinh thái ruộng lúa bằng nhiều biện pháp khác nhau như: kiểm soát canh tác, kiểm soát sâu bệnh, biện pháp quản lý nước. Mục đích của các hoạt động này là để nâng cao năng suất lúa, giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 154 Luyện tập (LT) & Vận dụng (VD) 1

Tại sao nói rừng mưa nhiệt đới Cúc Phương, Ninh Bình là một hệ sinh thái?

Hướng dẫn giải :

Hệ sinh thái là một cấp độ tổ chức sống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các thành phần cấu trúc tác động qua lại và gắn bó với nhau như một thể thống nhất tương đối ổn định.

Lời giải chi tiết :

Rừng mưa nhiệt đới Cúc Phương, Ninh Bình là một hệ sinh thái vid nó bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, gắn bó như một thể thống nhất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 154 Luyện tập (LT) & Vận dụng (VD) 2

Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các kiểu hệ sinh thái

Lời giải chi tiết :

Hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái nhân tạo

Thành phần loài đa dạng

Thành phần loài ít, ít đa dạng

Ít chịu sự chi phối của con người

Chịu sự chi phối, điều khiển của con người

Sự tăng trưởng của các cá thể chậm, phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Được áp dụng các biện pháp canh tác và kỹ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao

Tính ổn định cao, tự điều chỉnh, mắc bệnh ít chuyển thành dịch

Tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi, dễ mắc dịch bệnh


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 154 Luyện tập (LT) & Vận dụng (VD) 3

Một khu vườn trồng cam là một hệ sinh thái nhân tạo.

a) Người trồng có những tác động gì lên hệ sinh thái vườn cam để thu được năng suất cao?

b) Trong canh tác, để hạn chế tối thiểu việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, người trồng cam có thể thực hiện những biện pháp nào để cung cấp dinh dưỡng cho cây và hạn chế sâu bệnh?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hệ sinh thái nhân tạo.

Lời giải chi tiết :

a) Người trồng tác động lên việc canh tác, tưới nước,...để thu được năng suất cao.

b) Việc hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác cam là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Người trồng cam có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để cung cấp dinh dưỡng cho cây và hạn chế sâu bệnh như bón phân hữu cơ, bón phân theo nhu cầu, sử dụng các chế phẩm sinh học,...

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247