Trang chủ Lớp 4 Hoạt động trải nghiệm 4 - Chân trời sáng tạo Bản 1 Chủ đề 3. Biết ơn thầy cô. Yêu quý bạn bè Tuần 12 trang 32, 33 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo: Tình huống 1: Linh và Mai là bạn cùng xóm. Hai bạn rủ nhau chơi ô ăn quan. Trong khi chơi...

Tuần 12 trang 32, 33 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo: Tình huống 1: Linh và Mai là bạn cùng xóm. Hai bạn rủ nhau chơi ô ăn quan. Trong khi chơi...

Vận dụng kiến thức giải tuần 12 trang 32, 33 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo. Lắng nghe tổng hợp kết quả toàn trường đạt được trong tháng hành động...Tình huống 1: Linh và Mai là bạn cùng xóm. Hai bạn rủ nhau chơi ô ăn quan. Trong khi chơi

Câu hỏi:

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Lắng nghe tổng hợp kết quả toàn trường đạt được trong tháng hành động.

2. Tham gia các trò chơi tập thể.

Hướng dẫn giải :

Học sinh chú ý lắng nghe tổng hợp kết quả toàn trường đạt được trong tháng hành động và tham gia các trò chơi tập thể theo nhóm/lớp.

Lời giải chi tiết :

Học sinh tham gia các trò chơi tập thể.


Câu hỏi:

Hoạt động 8

1. Thảo luận về cách xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống 1: Linh và Mai là bạn cùng xóm. Hai bạn rủ nhau chơi ô ăn quan. Trong khi chơi, Linh phát hiện Mai cố tình bốc thừa ba viên sỏi ở một ô. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Quỳnh và Nhi là bạn thân. Nhi rủ Quỳnh cùng tham gia câu lạc bộ múa nhưng Quỳnh lại muốn tham gia câu lạc bộ khác. Nhi nghĩ rằng Quỳnh không thích chơi với mình nên giận Quỳnh. Nếu là Quỳnh, em sẽ làm gì?

2. Cùng bạn sắm vai xử lý các tình huống trên.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

1. Tình huống 1: Nếu là Linh, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở bạn rằng bạn đã bốc thừa, bạn không nên chơi ăn gian như vậy, vì như vậy là không công bằng.

Tình huống 2: Nếu là Quỳnh, em sẽ giải thích rằng: "Mình cảm thấy bản thân không phù hợp với câu lạc bộ múa nên mình muốn tham gia câu lạc bộ khác chứ không phải là mình không thích chơi với cậu nữa. Cậu đừng giận mình nhé.”

2. Học sinh sắm vai và xử lý theo lời giải ở CH1.


Câu hỏi:

Hoạt động 9

1. Kể lại những lời nói, việc làm em đã thực hiện và kết quả để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô.

2. Chia sẻ kết quả và cảm nhận của em về những lời nói, việc làm của bạn.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

1. Đối với thầy cô:

Em đã cùng bạn mua hoa quả tới thăm cô giáo chủ nhiệm bị ốm.

Em đã chủ động hỏi thầy cô khi gặp một bài tập khó.

Đối với bạn bè:

Em đã xin lỗi bạn và đền sách cho bạn khi em trai em lỡ làm hỏng quyển sách bạn yêu thích.

Em đã cùng bạn đi chơi ở công viên nước.

2. Em cảm thấy các bạn đều có những thay đổi tích cực, rất đáng khen ngợi.


Câu hỏi:

Sinh hoạt lớp (SHL)

1. Chơi trò chơi "Chuyền hoa”, kể tên các bài hát về thầy cô và bạn bè.

2. Múa hát tập thể các bài hát về thầy cô và bạn bè.

Hướng dẫn giải :

Học sinh tổ chức tham gia trò chơi và thực hành múa hát tập thể các bài hát về thầy cô và bạn bè.

Lời giải chi tiết :

- Cách chơi: Các bạn HS sẽ chuyền tay nhau một bông hoa và GV sẽ bật 1 bài hát để cả lớp hát theo. Khi nhạc dừng lại, HS nào đang cầm hoa trên tay sẽ nêu tên 1 bài hát về thầy cô và bạn bè mà bạn đó biết. Nếu nêu đúng tên bài hát, bạn đó sẽ được 1 bông hoa. Kết thúc trò chơi, ai có nhiều bông hoa nhất là người chiến thắng.

- Một số bài hát về thầy cô và bạn bè:

Mong ước kỷ niệm xưa.

Mái trường mến yêu.

Bụi phấn.

Bài học đầu tiên.

Khi tóc thầy bạc.

Nhớ ơn thầy cô

Ngày ấy bạn và tôi

Kỉ niệm thân thương

Giấc mơ thần tiên

Tạm biệt nhé


Câu hỏi:

Đánh giá hoạt động

Em tự đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động theo gợi ý:

image

Hướng dẫn giải :

HS lập bảng và thực hiện tự đánh giá theo gợi ý.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động

Đánh giá

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

- Thực hiện những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô.

***

- Nêu một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè.

***

- Đề xuất cách giải quyết các vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè.

***

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Lời chia sẻ Lớp 4

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247