Trang chủ Lớp 6 Toán 6 Sách Chân trời sáng tạo Chương 1: Số Tự Nhiên Câu hỏi trắc nghiệm trang 45-46 Toán 6 Chân trời sáng tạo: Câu 1: Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ "thanh”. Cách viết đúng là...

Câu hỏi trắc nghiệm trang 45-46 Toán 6 Chân trời sáng tạo: Câu 1: Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ "thanh”. Cách viết đúng là...

Hướng dẫn trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trả lời Câu hỏi trắc nghiệm trang 45-46 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 1. Câu 1: Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ "thanh”. Cách viết đúng là: (A) X = {t; h; a; n; h}. (B) X = {t; h; n};(C) X= {t; h; a; n}...

Câu hỏi:

Câu 1

Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ ” thanh”. Cách viết đúng là:

(A) X = {t; h; a; n; h}.

(B) X = {t; h; n};

(C) X= {t; h; a; n}.

(D) X = {t; h; a; n; m}.

Hướng dẫn giải :

Các phần tử của tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn{}, cách nhau bởi dấu chấm phảy. Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý

Lời giải chi tiết :

X = {t; h; a; n}.

Đáp án: C


Câu hỏi:

Câu 2

Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:

(A) X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

(B) X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.

(C) X= {x ∈ N | x < 5}.

(D) X = {x ∈ N | x ≤ 5}.

Hướng dẫn giải :

Các phần tử của tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn{}, cách nhau bởi dấu chấm phảy. Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý

Lời giải chi tiết :

(C) sai vì thiếu phần tử 5

Đáp án: C


Câu hỏi:

Câu 3

Cách viết nào sao đây là sai:

(A) a + b = b + a.

(B) ab = ba.

(C) ab + ac = a(b + c).

(D) ab - ac = a(c - b).

Hướng dẫn giải :

Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Lời giải chi tiết :

(D) sai vì ab - ac=a(b-c)

Đáp án: D


Câu hỏi:

Câu 4

Nhẩm xem kết quả phép tính nào dưới đây là đúng:

(A) 11 . 12 = 122.

(B) 13 . 99 = 1170.

(C) 14 . 99 = 1386.

(D) 45 . 9 = 415.

Hướng dẫn giải :

- Nhân 1 số có 2 chữ số với 11, ta giữ nguyên 2 chữ số của số đó và xen tổng của 2 chữ số đó vào giữa

- Nhân 1 số với 99, ta nhân số đó với 100 rồi trừ đi số đó

Lời giải chi tiết :

14 . 99 = 1386.

Đáp án: C


Câu hỏi:

Câu 5

ƯCLN(18, 24) là:

(A) 24

(B) 18

(C) 12

(D) 6

Hướng dẫn giải :

Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.

Tích đó là ƯCLN phải tìm.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

18 = 2 . 32

24 = 23 . 3

ƯCLN(18,24)=2.3=6

Đáp án:D


Câu hỏi:

Câu 6

BCNN(3, 4, 6) là:

(A) 72

(B) 36

(C) 12

(D) 6

Hướng dẫn giải :

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó.

Tích đó là BCNN phải tìm.

Lời giải chi tiết :

3 = 3

4 =22

6 = 2.3

BCNN(3,4,6) = 22 . 3 = 12

Đáp án: C

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247