Câu 1: Em hãy cho biết nước có những tính chất gì?...

Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 °C và đông đặc ở 0 °C Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi trang 128 Câu hỏi - Bài 28. Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo.

Câu 1: Em hãy cho biết nước có những tính chất gì?

Câu 2: Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước.

Câu 3: Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước?

Câu 4: Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó?

image

Phương pháp giải :

- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 °C và đông đặc ở 0 °C. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

- Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: Tính chất của nước:

- Nước là một chất lỏng không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị; có nhiệt độ sôi ở 100 °C và đông đặc ở 0 °C.

- Nước là một dung môi phân cực có khả năng hòa tan nhiều chất như: muối, đường, oxygen, carbon dioxide, ...; không hoà tan được dầu, mỡ,...

- Bên cạnh đó, nước còn có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau. (Nước cất không có tính dẫn điện và dẫn nhiệt)

Câu 2: Cấu trúc của phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị.

Câu 3: Sự phân bố của các electron trong phân tử nước:

Do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích diện dương một phần.

Câu 4: Phân tử nước có tính chất phân cực do sự tích điện trái dấu nhau giữa hai đầu.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247