Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Chương 3 Định lí Pythagore. Các loại tứ giác thường gặp Giải mục 2 trang 65, 66 Toán 8 – Chân trời sáng tạo: Đường chéo \(AC\) chia tứ giác \(ABCD\) thành hai tam giác \(ACB\) và \(ACD\) (Hình 7)...

Giải mục 2 trang 65, 66 Toán 8 – Chân trời sáng tạo: Đường chéo \(AC\) chia tứ giác \(ABCD\) thành hai tam giác \(ACB\) và \(ACD\) (Hình 7)...

HĐ 3, TH 2, VD 2 Hướng dẫn trả lời mục 2 trang 65, 66 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo Bài 2. Tứ giác. Đường chéo \(AC\) chia tứ giác \(ABCD\) thành hai tam giác \(ACB\) và \(ACD\) (Hình 7).

Câu hỏi:

Hoạt động 3

Đường chéo \(AC\) chia tứ giác \(ABCD\) thành hai tam giác \(ACB\) và \(ACD\) (Hình 7). Tính tổng các góc của tam giác \(ACB\) và tam giác \(ACD\). Từ đó, ta có nhận xét gì về tổng các góc của tứ giác \(ABCD\) .

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng tính chất: Tổng ba góc trong một tam giác bằng \(180^\circ \)

Lời giải chi tiết :

Xét \(\Delta ABC\) ta có:

\(\widehat B + \widehat {BAC} + \widehat {BCA} = 180^\circ \) (tính chất tổng ba góc trong tam giác)

Xét \(\Delta DAC\) ta có:

\(\widehat D + \widehat {DAC} + \widehat {DCA} = 180^\circ \)

Ta có:

\(\widehat B + \widehat {BAC} + \widehat {BCA} + \widehat D + \widehat {DAC} + \widehat {DCA} = 180^\circ + 180^\circ \)

\(\widehat B + \widehat D + \left( {\widehat {BAC} + \widehat {DAC}} \right) + \left( {\widehat {BCA} + \widehat {DCA}} \right) = 360^\circ \)

\(\widehat B + \widehat D + \widehat {BAD} + \widehat {BCD} = 360^\circ \)

Vậy tổng các góc của tứ giác \(ABCD\) bằng \(360^\circ \)


Câu hỏi:

Thực hành 2

Tìm \(x\) trong mỗi tứ giác sau:

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng tính chất: Tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^\circ \)

Lời giải chi tiết :

Do tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng \(360^\circ \) nên ta có:

a) Trong tứ giác \(PQRS\):

\(x + 2x = 360^\circ - \left( {80^\circ + 70^\circ } \right) = 210^\circ \)

\(3x = 210^\circ \)

\(x = 70^\circ \)

b) Trong tứ giác \(ABCD\):

\(x = 360^\circ - \left( {90^\circ + 100^\circ + 95^\circ } \right)\)

\(x = 50^\circ \)

c) Trong tứ giác \(EFGH\):

\(x = 360^\circ - \left( {99^\circ + 90^\circ + 90^\circ } \right)\)

\(x = 81^\circ \)


Câu hỏi:

Vận dụng 2

Phần thân của cái diều ở Hình 10a được vẽ lại như Hình 10b. Tìm số đo các góc chưa biết trong hình.

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng tính chất: Tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^\circ \)

Lời giải chi tiết :

Do tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng \(360^\circ \) nên ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)

\(130^\circ + \widehat B + 60^\circ + \widehat D = 360^\circ \)

\(\widehat B + \widehat D = 170^\circ \) (1)

Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta ADC\) ta có:

\(AB = AD\) (gt)

\(BC = DC\) (gt)

\(AC\) chung

\( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta ADC\) (c-c-c)

\( \Rightarrow \widehat B = \widehat D\) (hai góc tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat D = \frac{{170^\circ }}{2} = 85^\circ \)

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247