Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Chương 6 Phương trình Giải mục 2 trang 32, 33, 34, 35 Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Nếu thay quả cân 600 gam bằng quả cân 200 gam (Hình 2) thì cân còn thăng bằng không?...

Giải mục 2 trang 32, 33, 34, 35 Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Nếu thay quả cân 600 gam bằng quả cân 200 gam (Hình 2) thì cân còn thăng bằng không?...

Hướng dẫn trả lời HĐ2, TH2 , TH3 , VD2 mục 2 trang 32, 33, 34, 35 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo Bài 1. Phương trình bậc nhất một ẩn. Xét cân thăng bằng ở khởi động. Giải thích tại sao nếu bỏ ra khỏi mỗi đĩa cân một quả cân (x) gam thì cân vẫn thăng bằng... Nếu thay quả cân 600 gam bằng quả cân 200 gam (Hình 2) thì cân còn thăng bằng không?

Câu hỏi:

Hoạt động2

Xét cân thăng bằng ở khởi động

a) Giải thích tại sao nếu bỏ ra khỏi mỗi đĩa cân một quả cân \(x\) gam thì cân vẫn thăng bằng.

b) Nếu thay quả cân 600 gam bằng quả cân 200 gam (Hình 2) thì cân còn thăng bằng không? Tại sao?

c) Tiếp theo, chia các quả cân trên mỗi cân thành ba phần bằng nhau, rồi bỏ ra hai phần (hình 3). Khi đó, cân còn thằng bằng không? Tại sao?

image

Hướng dẫn giải :

- Dựa vào quy tắc khi ta cộng hoặc trừ cả hai vế cho một số.

Lời giải chi tiết :

a) Sở dĩ khi bỏ ra khỏi mỗi đĩa cân một quả cân là \(x\) thì cân vẫn thằng bằng vì cả hai bên đĩa cân đều trừ đi một lượng giống nhau là \(x\)gam.

b) Nếu thay quả cân 600 gam bằng qủa cân 200 gam thì cân vẫn cân bằng vì tổng khối lượng 3 quả cân 200 gam là 600 gam.

c) Cân vẫn cân bằng, vì chia đều.


Câu hỏi:

Thực hành2

Giải các phương trình sau:

a) \(\dfrac{2}{3}x + 1\dfrac{1}{2} = 0\);

b) \(2\dfrac{1}{2} - 0,75x = 0\).

Hướng dẫn giải :

Sử dụng các quy tắc:

- Chuyển một số hạng từ vế bên này sang vế bên kia và đổi dấu số hạng (Quy tắc chuyển vế);

- Nhân cả hai vế với cùng một số khác 0 (Quy tắc nhân với một số);

- Chia hai vế cho cùng một số khác 0 (Quy tắc chia cho một số).

Lời giải chi tiết :

a) \(\dfrac{2}{3}x + 1\dfrac{1}{2} = 0\)

\(\dfrac{2}{3}x + \dfrac{3}{2} = 0\)

\(\dfrac{2}{3}x = 0 - \dfrac{3}{2}\) (quy tắc chuyển vế)

\(\dfrac{2}{3}x = \dfrac{{ - 3}}{2}\)

\(x = \dfrac{{ - 3}}{2}:\dfrac{2}{3}\) (quy tắc chia cho một số)

\(x = \dfrac{{ - 9}}{4}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{ - 9}}{4}\).

b) \(2\dfrac{1}{2} - 0,75x = 0\)

\(\dfrac{5}{2} - 0,75x = 0\)

\( - 0,75x = 0 - \dfrac{5}{2}\) (quy tắc chuyển vế)

\( - 0,75x = - \dfrac{5}{2}\)

\(x = \left( { - \dfrac{5}{2}} \right):\left( { - 0,75} \right)\) (quy tắc chia cho một số)

\(x = \dfrac{{10}}{3}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{10}}{3}\).


Câu hỏi:

Thực hành3

Giải các phương trình sau:

a) \(15 - 4x = x - 5\);

b) \(\dfrac{{5x + 2}}{4} + \dfrac{{3x - 2}}{3} = \dfrac{3}{2}\).

Hướng dẫn giải :

- Quy đồng mẫu số.

- Chuyển một số hạng từ vế bên này sang vế bên kia và đổi dấu số hạng (Quy tắc chuyển vế);

- Nhân cả hai vế với cùng một số khác 0 (Quy tắc nhân với một số);

- Chia hai vế cho cùng một số khác 0 (Quy tắc chia cho một số).

Lời giải chi tiết :

a) \(15 - 4x = x - 5\)

\( - 4x - x = - 5 - 15\) (chuyển vế)

\( - 5x = - 20\)

\(x = \left( { - 20} \right):\left( { - 5} \right)\) (chia cho một số)

\(x = 4\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = 4\).

b) \(\dfrac{{5x + 2}}{4} + \dfrac{{3x - 2}}{3} = \dfrac{3}{2}\)

\(\dfrac{{\left( {5x + 2} \right).3}}{{4.3}} + \dfrac{{\left( {3x - 2} \right).4}}{{3.4}} = \dfrac{{3.6}}{{2.6}}\) (quy đồng mẫu số)

\(\dfrac{{15x + 6}}{{12}} + \dfrac{{12x - 8}}{{12}} = \dfrac{{18}}{{12}}\)

\(15x + 6 + 12x - 8 = 18\) (chia cả hai vế cho một số)

\(15x + 12x = 18 - 6 + 8\) (chuyển vế)

\(27x = 20\) (rút gọn)

\(x = 20:27\) (chia cả hai vế co một số)

\(x = \dfrac{{20}}{{27}}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{20}}{{27}}\).


Câu hỏi:

Vận dụng2

Hai bạn An và Mai giải phương trình \(x = 2x\) như sau:

An: \(x = 2x\)

\(1 = 2\) (chia cả hai vế cho \(x\))

Vậy phương trình vô nghiệm.

Mai: \(x = 2x\)

\(x - 2x = 0\) (chuyển \(2x\) sang vế trái)

\( - x = 0\) (rút gọn)

\(x = 0\) (nhân hai vế với –1)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = 0\).

Em hãy cho biết bạn nào giải đúng.

Hướng dẫn giải :

Khi chia cả hai vế cho một số thì số đó phải khác 0.

Lời giải chi tiết :

Bạn Mai giải đúng và bạn An giải sai vì khi bạn An chia cả hai vế cho \(x\) thì chưa đảm bảo tính số chia khác 0 do chúng ta chưa biết \(x\).

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247