Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Chương 3. Liên kết hóa học Bài 9.11 trang 30, 31, 32 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khoảng cách giữa chúng...

Bài 9.11 trang 30, 31, 32 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khoảng cách giữa chúng...

Bước 1: So sánh điện tích nguyên tử của các nguyên tố mà sodium liên kết. Phân tích và giải Bài 9.11 - Bài 9. Liên kết ion trang 30, 31, 32 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khoảng cách giữa chúng:

image Biểu đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần càng thuận lợi để hệ đạt được trạng thái năng lượng tối thiểu (bền vững). Tuy nhiên, ở khoảng cách nhỏ quả, các ion lại đầy nhau do hạt nhân của các ion đều mang điện tích dương. Năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách ro tại mức năng lượng tối thiểu gọi là độ dài liên kết. Bằng cách thực hiện một loạt các phép tính, người ta thấy rằng các hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn. Sử dụng nhận định trên để dự đoán và giải thích độ bền liên kết giữa các hợp chất ion sau:

a) NaCl và Na2O.

b) NaCl và NaF.

Phương pháp giải :

- Bước 1: So sánh điện tích nguyên tử của các nguyên tố mà sodium liên kết

- Bước 2: So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố mà sodium liên kết

- Bước 3: Dựa vào nhận xét “hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn” để đưa ra kết luận

Lời giải chi tiết:

a) NaCl và Na2O.

- Ion O2- có điện tích lớn hơn ion Cl-

- Kích thước ion O2- nhỏ hơn ion Cl-

=> Liên kết trong Na2O bền hơn so với NaCl

b) NaCl và NaF.

- Ion Cl- và ion F- có cùng điện tích

- Kích thước ion F- nhỏ hơn ion Cl-

=> Liên kết trong NaF bền hơn so với NaCl

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247