Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Chương 5. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) Câu 4 trang 108 SBT Lịch sử 10: 4. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang – Âu...

Câu 4 trang 108 SBT Lịch sử 10: 4. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang – Âu...

Dựa vào nội dung kiến thức bài 15;16; 17 trang 87 - 104 SGK Lịch sử 10. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi câu 4 trang 108 SBT Lịch sử 10 - Bài 17. Văn minh Phù Nam.

Câu 4. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa theo các tiêu chí dưới đây:

- Điểm giống nhau:

Tiêu chí

Văn minh Phù Nam

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Niên đại

Tín ngưỡng tôn giáo

Phong tục tập quán

Thành tựu văn hóa nổi bật

Phương pháp giải :

- Dựa vào nội dung kiến thức bài 15;16; 17 trang 87 - 104 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau:

+ Đều là các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

+ Cơ sở để hình thành: Gắn liền với các dòng sông lớn

+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính.

+ Sớm xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy nhà nước mặc dù còn sơ khai.

+ Đa phần đều mang tính bản địa, mặc dù có du nhập yếu tố văn hóa từ bên ngoài vào (Trung Quốc và Ấn Độ).

+ Đều có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực.

+ Đều có tục ở nhà sàn.

- Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Văn minh Phù Nam

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Niên đại

TK I - VII

TK II - XVII

TK VII – II TCN

Tín ngưỡng tôn giáo

- Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời.

- Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo.

- Tín ngưỡng: thờ thần tổ tiên.

- Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.

- Tín ngưỡng: thờ thần tổ tiên.

- Tôn giáo: chưa có.

Phong tục tập quán

- Đeo nhiều trang sức, thích văn nghệ.

- Phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền,…

Tổ chức nhiều lễ hội, thích nhảy múa, hát ca,…

Uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày vào ngày lễ tết,…

Thành tựu văn hóa nổi bật

- Khu di tích Óc Eo.

- Tượng thần Visnu (Kiên Giang).

- Thánh địa Mỹ Sơn.

- Tượng vũ nữ Áp-sa-ra (bảo tàng Chăm)

- Đền Hùng

- Thành Cổ Loa,…

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247