Trang chủ Lớp 11 SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Cân bằng hóa học Sử dụng dữ liệu Bảng1, hãy tính giá trị của biểu thức \(\frac{{{\rm{(}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}}{{{{{\rm{(N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}}}\) trong 5 thí nghiệm. Nhận...

Sử dụng dữ liệu Bảng1, hãy tính giá trị của biểu thức \(\frac{{{\rm{(}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}}{{{{{\rm{(N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}}}\) trong 5 thí nghiệm. Nhận...

Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó Vận dụng kiến thức giải câu hỏi trang 7 Bài 1. Khái niệm về cân bằng hóa học sách Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1: Sử dụng dữ liệu Bảng 1.1, hãy tính giá trị của biểu thức \(\frac{{{\rm{(}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}}{{{{{\rm{(N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}}}\) trong 5 thí nghiệm. Nhận xét giá trị thu được từ các thí nghiệm khác nhau.

Hướng dẫn giải :

Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

(N2O4) và (NO2) là nồng độ ở trạng thái cân bằng (mol/l) của N2O4 và NO2.

Lời giải chi tiết :

Thí nghiệm

Nồng độ ở trạng thái cân bằng (mol/l)

\(\frac{{{\rm{(}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}}{{{{{\rm{(N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}}}\)

(NO2)

(N2O4)

1

0,0547

0,6430

214,9000

2

0,0457

0,4480

214,5090

3

0,0475

0,4910

217,6177

4

0,0523

0,5940

217,1616

5

0,0204

0,0898

215,7824

Nhận xét giá trị \(\frac{{{\rm{(}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}}{{{{{\rm{(N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}}}\) thu được từ 5 thí nghiệm trên xấp xỉ bằng nhau.

Câu hỏi 2:

Viết các biểu thức tính tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch của phản ứng thuận nghịch sau, biết phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều là phản ứng đơn giản:

aA+bB ⇌ cC + dD

Lập tỉ lệ giữa hằng số tốc độ phản ứng thuận và hằng số tốc độ phản ứng nghịch ở trạng thái cân bằng.

Hướng dẫn giải :

- Công thức tính tốc độ phản ứng aA+bB → cC + dD dựa vào định luật tác dụng khối lượng: \({\rm{v = kC}}_{\rm{A}}^{\rm{a}}{\rm{C}}_{\rm{B}}^{\rm{b}}\)

- (A), (B), (C), (D) là nồng độ mol của các chất A, B, C, D ở trạng thái cân bằng.

- Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Lời giải chi tiết :

aA+bB ⇌ cC + dD

- Tốc độ phản ứng thuận ở trạng thái cân bằng: \({{\rm{v}}_{\rm{t}}}{\rm{ = }}{{\rm{k}}_{\rm{t}}}{{\rm{(A)}}^{\rm{a}}}{{\rm{(B)}}^{\rm{b}}}\)

- Tốc độ phản ứng nghịch ở trạng thái cân bằng: \({{\rm{v}}_{\rm{n}}}{\rm{ = }}{{\rm{k}}_{\rm{n}}}{{\rm{(C)}}^{\rm{c}}}{{\rm{(D)}}^{\rm{d}}}\)

- Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch:

\(\begin{array}{l}{\rm{ }}{{\rm{v}}_{\rm{t}}}{\rm{ = }}{{\rm{v}}_{\rm{n}}}\\ \Leftrightarrow {{\rm{k}}_{\rm{t}}}{{\rm{(A)}}^{\rm{a}}}{{\rm{(B)}}^{\rm{b}}}{\rm{ = }}{{\rm{k}}_{\rm{n}}}{{\rm{(C)}}^{\rm{c}}}{{\rm{(D)}}^{\rm{d}}}\end{array}\)

\( \Rightarrow \)\(\frac{{{{\rm{k}}_{\rm{t}}}}}{{{{\rm{k}}_{\rm{n}}}}} = \frac{{{{{\rm{(C)}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{(D)}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{(A)}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{(B)}}}^{\rm{b}}}}}\)

Câu hỏi 3:

Cho hệ cân bằng sau:

2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g)

Viết biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên.

Hướng dẫn giải :

Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau:aA+bB cC +dD

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{(C)}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{(D)}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{(A)}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{(B)}}}^{\rm{b}}}}}\)

Trong đó (A), (B), (C) và (D) là nồng độ mol các chất A, B, C và D ở trạng thái cân bằng; a, b, c và d là hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hoá học. Chất rắn không xuất hiện trong biểu thức hằng số cân bằng.

Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng KC của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Lời giải chi tiết :

Hằng số cân bằng: \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{(S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}}}{{{{{\rm{(S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}^{\rm{2}}}{\rm{(}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}}\)

Câu hỏi 4: Nêu hiện tượng xảy ra trong Thí nghiệm 1, từ đó cho biết chiều chuyển dịch cân bằng của phản ứng trong bình 2 và bình 3.

Hướng dẫn giải :

Sử dịch chuyển cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.

Lời giải chi tiết :

2NO2(g) ⇌ N2O4(g)

(nâu đỏ) (không màu)

- Bình 1: Dùng để đối chứng.

- Bình 2: Ngâm vào cốc nước đá. Màu của bình 2 nhạt dần, bình 2 có màu nhạt hơn bình 1. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

- Bình 3: Ngâm vào cốc nước nóng. Màu của bình 3 đậm dần, bình 3 có màu đậm hơn bình 1. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247