Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống. Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa...

Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống. Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa...

Trả lời câu hỏi Luyện tập - Lớp động vật có vú trang 130 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều - Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

image

Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống.

image

Lớp động vật Đặc điểm nhận biết
Lớp cá Sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang. Cá đẻ trứng. Bộ xương cá có thể bằng sụn hoặc bằng xương
Lớp lưỡng cư Có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Chúng có da trần, da luôn ẩm và dễ thấm nước. Chúng hô hấp bằng da và gan. Lưỡng cư đẻ trứng và thụ tinh ở môi trường nước. Lưỡng cư đa số không có đuôi, một số có đuôi, di chuyển bằng 4 chân nhưng cũng có nhóm không chân
Lớp bò sát Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc. Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí. Phổi có nhiều vách ngăn. Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng
Lớp chim Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau: toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng. Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt. Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
Lớp động vật có vú Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất . Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ._ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm. Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt. Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

image

Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa

image

Ích lợi/Tác hại Ví dụ
Ích lợi Có giá trị thực phẩm ba ba, ếch, trứng vịt, lợn, sữa bò...
Có ích trong nông nghiệp (tiêu diệt sâu bọ, chuột) thằn lằn, rắn, mèo...
Dược phẩm rùa
Sẳn phẩm mĩ nghệ xuất khẩu đồi mồi, da, cá sấu, sừng trâu
Làm vật nuôi trong nhà chó, mèo, trâu,...
Cung cấp sức kéo trâu, bò, ngựa, voi...
Làm cảnh thỏ, cá, chim...
Thụ phấn, phát tán hạt chim
Tác hại Phá hoại mùa màng chim sẻ
Nguyên nhân truyền bệnh chim, gà, chuột, dơi...
Lọc độc gây hại về sức khỏe, tính mạng con người rắn, cóc, cá sấu,...

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247