Trang chủ Lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh diều Chương 1. Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI Câu hỏi mục 1 trang 16 Lịch sử và Địa lý 7 Cánh Diều: Đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại biến đổi như thế nào?...

Câu hỏi mục 1 trang 16 Lịch sử và Địa lý 7 Cánh Diều: Đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại biến đổi như thế nào?...

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 16 SGK. Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 16 SGK Lịch sử và Địa lý 7 Cánh Diều - Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại.

- Đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại biến đổi như thế nào?

- Tại sao nói hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Phương pháp giải :

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 16 SGK

Bước 2: Tra cứu thông tin internet sách báo về ý nghĩa “Cừu ăn thịt người”, hiểu bản chất của việc buôn bán nô lệ.

Lời giải chi tiết:

- Kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại biến đổi:

+ Quý tộc, thương nhân châu Âu ra sức vơ vét của cải tài nguyên của các nước thuộc địa.

+ Hàng triệu người da đen châu Phi bị bán làm nô lệ cho các chủ đồn điền ở hầm mỏ châu Âu, châu Mỹ.

+ Quý tộc cướp đoạt ruộng đất của nông dân, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa.

+ Đầu thế kr XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh Tư bản chủ nghĩa.

- Nói Hiện tượng “cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:

+ Hiện tượng “cừu ăn thịt người” là hiện tượng các quý tộc phong kiến cướp đoạt ruộng đất từ tay người nông dân, sau đó cải tạo thành các đồng cỏ để chăn nuôi cừu lấy lông, do lông cừu trên thị trường rất có giá trị.

+ Với việc buôn bán nô lệ, tư bản, quý tộc phong kiến đã tích lũy được một số tiền khổng lồ.

Từ hai việc trên, quý tộc và thương nhân đã có được nguồn vốn ban đầu và đông đảo những người làm thuê, đó cũng chính là nhân tố hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247