Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Cánh diều Chủ đề III. Khối lượng riêng và áp suất Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 36, 37 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng A...

Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 36, 37 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng A...

Gợi ý giải 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7 Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 36, 37 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng...

Câu hỏi:

17.1

Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng

A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.

B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến với mặt thoáng càng nhỏ.

C. không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

Hướng dẫn giải :

Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A


Câu hỏi:

17.2

Một bạn tiến hành thí nghiệm sau: Đổ nước vào chiếc cốc nhựa và đậy miệng cốc bằng một tấm bìa. Sau đó, lộn ngược cốc nước xuống, bạn đó thấy nước không chảy ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng này.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết áp suất không khí

Lời giải chi tiết :

Do không khí cũng gây ra áp suất tác dụng vào miếng bìa. Khi áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất do nước và không khí trong các gây ra, miếng bìa sẽ bị ép vào miệng cốc, làm cho nước không đổ ra ngoài.


Câu hỏi:

17.3

Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ (hình 17.1)?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết áp suất không khí

Lời giải chi tiết :

Do có lỗ nhỏ trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với không khí bên ngoài. Áp suất của khí trong ấm cùng với áp suất của nước sẽ lớn hơn áp suất của không khí bên ngoài ấm, làm cho nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn khi rót.


Câu hỏi:

17.4

Người ta bơm căng vừa phải một quả bóng bay và đặt trong một bình chứa khí ở áp suất thường (khoảng 101,3.103 Pa). Người ta dùng bơm để hút bớt khí trong bình ra, do vậy áp suất trong bình sẽ giảm. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả bóng bay.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết áp suất không khí

Lời giải chi tiết :

Khi hút khí trong bình, áp suất của khí trong bình sẽ giảm, nhỏ hơn áp suất của khí trong bóng bay. Do chênh lệch áp suất của khí ở phía trong và phía ngoài của quả bóng làm cho quả bóng căng phồng.


Câu hỏi:

17.5

Quan sát thể tích của gói bánh khi một người leo núi cầm theo ở độ cao 150 m và ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển (hình 17.2). Vì sao lại có sự thay đổi thể tích như vậy?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết áp suất không khí

Lời giải chi tiết :

Càng lên cao, không khí càng loãng nên áp suất giảm. Khi ở độ cao 2 000 m, áp suất bên trong gói bánh lớn hơn áp suất ở bên ngoài gói bánh nên làm gói bánh căng phồng hơn so với khi ở độ cao 150 m.


Câu hỏi:

17.6

Người ta đổ nước vào một bình có đục các lỗ trên thành bình ở những độ cao khác nhau so với đáy bình và quan sát thấy hiện tượng như hình 17.3. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết áp suất chất lỏng

Lời giải chi tiết :

Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn. Vì vậy, các lỗ ở gần đáy bình (có áp suất lớn hơn) phun nước ra mạnh hơn so với các lỗ ở gần miệng bình (có áp suất nhỏ hơn).


Câu hỏi:

17.7

Một tháp nước cung cấp nước sạch cho các dân cư ở xung quanh. Hãy so sánh áp suất của nước tại các điểm A, B, C và D ở hình 17.4.

image

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết áp suất chất lỏng

Lời giải chi tiết :

Áp suất của nước tại điểm D là nhỏ nhất, sau đó đến điểm A, B. Áp suất của nước tại điểm C là lớn nhất.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247