Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Cánh diều Bài 4. Khách quan và công bằng Câu hỏi Khám phá 2 trang 24 GDCD 9 Cánh diều: Các chú đã chia đều rồi chứ?...

Câu hỏi Khám phá 2 trang 24 GDCD 9 Cánh diều: Các chú đã chia đều rồi chứ?...

Đọc kĩ câu chuyện Ba chiếc ba lô để trả lời câu hỏi. Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi Khám phá 2 trang 24 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Cánh diều - Bài 4. Khách quan và công bằng.

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

BA CHIẾC BA LÔ

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba chiếc ba lô, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chỉ trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

(Theo Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & phong cách, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 103-104)

a. Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những biểu hiện đó.

b. Em hãy nêu một ví dụ về công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu thiếu sự công bằng trong trường hợp này thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

a. Đọc kỹ câu chuyện Ba chiếc ba lô để trả lời câu hỏi

b. Em liên hệ bản thân để nêu ví dụ và giải thích lý do

Lời giải chi tiết :

a. Những biểu hiện thể hiện sự khách quan

- Trước khi lên đường, Bác chỉ đạo chia đều các đồ vật vào ba chiếc ba lô, tránh việc một người phải vác quá nặng.

- Bác đã hỏi lại hai đồng chí xem đồ đạc đã được chia đều chưa, thể hiện sự quan tâm và có sự kiểm soát để đảm bảo mọi người đều được đối xử công bằng

- Khi Bác nhận thấy ba lô của mình nhẹ hơn, Bác đã đề nghị hai đồng chí san đều đồ đạc vào các ba lô

Ý nghĩa của những việc làm: Thể hiện sự công bằng trong công việc, không phân biệt địa vị, chức quyền

b. Ví dụ về công bằng: Trong một lớp học, giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận về chủ đề bài học. Mỗi nhóm có cơ hội được trình bày ý kiến và đóng góp nhằm làm rõ chủ đề.

Nếu giáo viên không đảm bảo mỗi nhóm được xử lý công bằng và có cơ hội trình bày ý kiến của mình, có thể sẽ có những nhóm cảm thấy bị loại trừ hoặc bị áp đặt ý kiến của những nhóm mạnh mẽ. Điều này sẽ gây ra cảm giác bất mãn và thiếu sự hài lòng trong lớp học, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc và hiệu suất học tập của học sinh.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

Nguồn : Kiến Thức

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247