Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh diều Chương 3: Khí quyển Bài 7. Khí quyển, nhiệt độ không khí Địa lý 10 Cánh Diều: So sánh nhiệt độ tại bốn địa điểm A, B, C, D...

Bài 7. Khí quyển, nhiệt độ không khí Địa lý 10 Cánh Diều: So sánh nhiệt độ tại bốn địa điểm A, B, C, D...

Phân tích và lời giải trang 26, ? trang 27, ? trang 28, Luyện tập, Vận dụng, Lý thuyết bài 7. Khí quyển, nhiệt độ không khí SGK Địa lí 10 Cánh Diều. Khái niệm khí quyển. 2. Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí. 3. Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình tháng 1...So sánh nhiệt độ tại bốn địa điểm A, B, C, D

Câu hỏi:

? trang 26

Giải câu hỏi trang 26

Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm khí quyển.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin trong mục “Khái niệm khí quyển”.

Lời giải chi tiết :

Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.


Câu hỏi:

? trang 27

Đáp án câu hỏi trang 27

Đọc thông tin và dựa vào bảng 7, hãy trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin và dựa vào bảng 7 SGK.

Lời giải chi tiết :

Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí:

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về 2 cực (càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm).

- Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ Xích đạo về 2 cực (càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ nhiệt độ năm càng tăng).

- Nguyên nhân: Nhiệt lượng bức xạ đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ.


Câu hỏi:

? trang 28

Đáp án câu hỏi 1 trang 28

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và biên độ nhiệt năm ở các địa điểm nằm từ tây sang đông trên khoảng vĩ tuyến 48°B.

- Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1 SGK.

Giải chi tiết:

- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và biên độ nhiệt năm ở các địa điểm nằm từ tây sang đông trên khoảng vĩ tuyến 48°B:

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm dần từ tây sang đông. Cụ thể, Bret nhiệt độ trung bình tháng 1 là 6,9°C, Muy-ních (-0,5°C), Bra-tít-xla-va (-1°C) và Đô-net (-4,3°C).

+ Nhiệt độ trung bình tháng 7 tăng dần từ tây sang đông. Cụ thể, Bret nhiệt độ trung bình tháng 7 là 16,9°C, Muy-ních (17,8°C), Bra-tít-xla-va (21,3°C) và Đô-net (21,7°C).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ tây sang đông.

- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương:

+ Nguyên nhân: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương nên nhiệt độ không khí cũng có sự khác biệt giữa lục địa và đại dương.

+ Biểu hiện: Cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm không giống nhau giữa lục địa và đại dương: Càng vào sâu trong lục địa, biên độ nhiệt độ càng tăng do ảnh hưởng của biển giảm.

+ Nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi theo bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng từ các dòng biển.

Hướng dẫn giải câu hỏi 2 trang 28

Đọc thông tin và quan sát hình 7.2, hãy:

- So sánh nhiệt độ tại bốn địa điểm A, B, C, D. Tại sao có sự khác nhau về nhiệt độ ở các địa điểm đó?

- Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc thông trong mục “Theo địa hình” và quan hình 7.2 SGK.

Giải chi tiết:

- Nhiệt độ tại bốn địa điểm A, B, C, D giảm dần theo độ cao từ điểm D đến A cụ thể: A (60C), B (90C), C (120C), D (180C).

=> Giải thích: Có sự khác nhau về nhiệt độ ở các địa điểm đó do càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°C.

- Sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình:

+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của độ dốc, hướng sườn và hình thái địa hình.

+ Biểu hiện:

Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C).

Sườn phơi nắng có nhiệt độ thấp hơn sườn khuất nắng.

Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng gió.


Câu hỏi:

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 28

Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết :

- Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí theo vĩ độ.

- Nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm dần từ Xích đạo về 2 cực (càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm).


Câu hỏi:

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 28

Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi?

Hướng dẫn giải :

Liên hệ kiến thức thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

- Vào mùa hè, mọi người thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi do ở những vùng này có thời tiết mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ không cao.

- Nguyên nhân:

+ Vùng ven biển: bề mặt nước biển hấp thụ nhiệt chậm hơn bề mặt đất nên nhiệt độ thấp hơn => điều hòa khí hậu vùng ven biển, khiến mùa hè mát hơn.

+ Vùng núi: Cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm giảm 0,6 0C, nên vùng núi có thời tiết mát mẻ.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247