Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Cánh diều Chủ đề 3. Liên kết hóa học Bài 9. Quy tắc octet trang 26, 27 SBT Hóa 10 Cánh diều: Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?...

Bài 9. Quy tắc octet trang 26, 27 SBT Hóa 10 Cánh diều: Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?...

Bước 1. Trả lời Câu hỏi trang 26: 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 9.6; Câu hỏi trang 27: 9.7, 9.8, 9.9, 9.10 - Bài 9. Quy tắc octet trang 26, 27 SBT Hóa 10 Cánh diều - Chủ đề 3. Liên kết hóa học. Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? Chọn phương án đúng...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 9.1

Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? Chọn phương án đúng.

A. Nhường 6 electron.

B. Nhận 2 electron.

C. Nhường 8 electron.

D. Nhận 6 electron.

Hướng dẫn giải :

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét → cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét → nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

O

Ne

3

Ar

4

Kr

5

6

- Bước 2: Nguyên tố Oxygen (ô số 8) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Oxygen sẽ nhận 10 - 8 = 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

→ Đáp án: B


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 9.2

Nguyên tử lithium (Z = 3) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? Chọn phương án đúng.

A. Nhường 1 electron.

B. Nhận 7 electron.

C. Nhường 11 electron.

D. Nhận 1 electron.

Hướng dẫn giải :

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét -> cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét -> nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Li

Ne

3

Ar

4

Kr

5

6

- Bước 2: Nguyên tố Lithium (ô số 3) có vị trí gần với khí hiếm Helium (ô số 2) nhất

- Bước 2: Nguyên tố Lithium (ô số 3) có vị trí gần với khí hiếm Helium (ô số 2) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Lithium sẽ cho đi 3 - 2 = 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

→ Đáp án: A


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 9.3

Nguyên tử nào sau đây có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền vững?

A. Silicon.

B. Beryllium.

C. Nitrogen.

D. Selenium.

Hướng dẫn giải :

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Nguyên tố có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền vững → Nguyên tố đó thuộc nhóm IVA

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Be

N

Ne

3

Si

Ar

4

Se

Kr

5

6

- Bước 2: Nguyên tố có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền vững → Nguyên tố đó thuộc nhóm IVA

→ Đáp án: A (Silicon)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 9.4

Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt được lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?

A. Nitrogen.

B. Oxygen.

C. Sodium.

D. Hydrogen.

Hướng dẫn giải :

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét → cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét → nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

H

He

2

N

O

Ne

3

Na

Ar

4

Kr

5

6

- Bước 2:

+ Nguyên tố Sodium (ô số 11) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Sodium sẽ cho đi 11 - 10 = 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

+ Nguyên tố Nitrogen (ô số 7) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Nitrogen sẽ nhận 10 - 7 = 3 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

+ Nguyên tố Oxygen (ô số 8) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Oxygen sẽ nhận 10 - 8 = 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

+ Đặc biệt: Nguyên tố Hydrogen (ô số 1) có vị trí gần với khí hiếm Helium (ô số 2) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Hydrogen sẽ có thể:

· nhận 2 - 1 = 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất → tạo ion H- (ví dụ: NaH, KH, BaH2,…)

· cho đi 2 - 1 = 1 electron để tạo thành H+ (ví dụ: HCl, HNO3, H2SO4,…)

→ Không có đáp án đúng


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 9.5

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?

A. Calcium.

B. Magnesium.

C. Potassium.

D. Chlorine.

Hướng dẫn giải :

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét → cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét → nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Ne

3

Mg

Cl

Ar

4

K

Ca

Kr

5

6

- Bước 2:

+ Các nguyên tố Mg, Ca, K đều là kim loại → xu hướng nhường electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

+ Nguyên tố Chlorine (ô số 17) có vị trí gần với khí hiếm Argon (ô số 18) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Chlorine sẽ nhận 18 - 17 = 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

→ Đáp án: D


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 9.6

Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp

Cột A

Cột B

a) Ne (Z = 10)

1. có xu hướng nhận thêm 1 electron.

b) F (Z = 9)

2. có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng là 8 electron bền vững

c) Mg (Z = 12)

3. có xu hướng nhường đi 2 electron

d) He (Z = 2)

4. có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng 2 electron bền vững

Hướng dẫn giải :

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét → cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét → nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Mg

F

Ne

3

4

5

6

- Bước 2:

+ Nguyên tố Helium là khí hiếm ở ô số 2 → d - 4

+ Nguyên tố Neon là khí hiếm ở ô số 10 → a - 2

+ Nguyên tố Magnesium (ô số 12) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Magnesium sẽ cho đi 12 - 10 = 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất → c - 3

+ Nguyên tố Fluorine (ô số 9) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Fluorine sẽ nhận 10 - 9 = 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất → b - 1


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 9.7

Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của nguyên tử nào?

image

A. Aluminium. B. Nitrogen. C. Phosphorus. D. Oxygen.

Hướng dẫn giải :

- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

+ Số lớp electron = số chu kì

+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)

+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron

- Bước 1: Nhận xét số lượng electron nguyên tố nhường hay nhận

+ Nguyên tố nhận x electron → nguyên tố đó ở nhóm (8-x)A

+ Nguyên tố nhường x electron → nguyên tố đó ở nhóm (x)A

- Bước 2: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

- Bước 1: Từ hình vẽ ta thấy nguyên tố đang nhận 3 electron và có 3 lớp electron

→ Nguyên tố này ở nhóm VA, chu kì 3

- Bước 2: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

2

N

O

3

Al

P

4

5

6

→ Đáp án: C


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 9.8

Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào khi hình thành liên kết hóa học?

image

A. Nhận 1 electron.

B. Nhường 1 electron.

C. Nhận 7 electron.

D. Không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

Hướng dẫn giải :

Nhận xét số lượng electron ở lớp ngoài cùng

- Có từ 1-3 electron → nguyên tố có xu hướng nhường đi 1-3 electron

- Có từ 5-7 electron → nguyên tố có xu hướng nhận đi 3-1 electron

- Có từ 4 electron → nguyên tố có xu hướng nhường đi hoặc nhận thêm 4 electron

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố hóa học trong hình vẽ có 1 electron ở lớp ngoài cùng

→ nguyên tố có xu hướng nhường đi 1 electron

→ Đáp án: B


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 9.9

Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau sẽ có xu hướng tạo thành ion mang điện tích nào khi nó thỏa mãn quy tắc octet?

image

A. 3+. B. 5+. C. 3-. D. 5-.

Hướng dẫn giải :

Nhận xét số lượng electron ở lớp ngoài cùng

- Có từ 1-3 electron → nguyên tố có xu hướng nhường đi 1-3 electron

→ tạo thành ion 1+ đến ion 3+

- Có từ 5-7 electron → nguyên tố có xu hướng nhận đi 3-1 electron

→ tạo thành ion 3- đến ion 1-

- Có từ 4 electron → nguyên tố có xu hướng nhường đi hoặc nhận thêm 4 electron

→ tạo thành ion 4+ hoặc ion 4-

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố hóa học trong hình vẽ có 3 electron ở lớp ngoài cùng

→ nguyên tố có xu hướng nhường đi 3 electron

→ tạo thành ion 3+

→ Đáp án: A


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 9.10

Em hãy vẽ mô hình mô tả quá trình tạo lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên tử O (Z = 8) nhận 2 electron để tạo thành anion O2-.

b) Nguyên tử Ca (Z = 20) nhường 2 electron để tạo ra cation Ca2+.

c) Hai nguyên tử fluorine “góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet.

Lời giải chi tiết :

image

image

image

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247