Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Bài Đây mùa thu tới trang 12 Câu 5 trang 12-13 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, nhà thơ - nhà phê bình Vũ Quần Phương viết...

Câu 5 trang 12-13 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, nhà thơ - nhà phê bình Vũ Quần Phương viết...

Dựa vào những cảm nhận của bản thân về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và đối. Phân tích và giải Câu 5 trang 12-13, SBT Ngữ Văn 11, tập hai - Bài Đây mùa thu tới trang 12 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, nhà thơ - nhà phê bình Vũ Quần Phương viết:

“Còn một lý do tạo sức gợi cảm của mùa thu nữa: đó là ảnh hưởng của thơ Đường, của mùa thu phương Bắc trong văn chương cổ nước Trung Hoa đối với thi nhân ta. Thu phương Bắc lạnh lắm, có tuyết, cây khô, lá rụng, thê lương tiêu điều. Mùa thu ở ta cây lá còn xanh, trời se lạnh chứ chưa phải đã rét mướt, mây mùa thu cao xanh chứ chưa phải đã u ám. Cho nên mùa thu trong thơ nước ta nếu có tuyết, có lá vàng, cành khô rét mướt là do cảm hứng từ sách vở gợi nên [...] Bài thơ của Xuân Diệu có khung cảnh Việt Nam, nhưng nếu đổi là Đây mùa đông tới chắc hợp hơn”.

Phương pháp giải :

Dựa vào những cảm nhận của bản thân về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và đối chiếu với nhận định của nhà thơ - nhà phê bình Vũ Quần Phương, từ đó bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình. Thêm vào đó, cần đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để lập luận cho quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết:

Có thể tán đồng, bác bỏ hoặc đồng thời cả hai.

Một mặt, nhận xét của Vũ Quần Phương đã chính xác khi nhận ra ảnh hưởng của Đường thi trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Quả thực, Đường thi để lại dấu ấn rất rõ nét trong việc lựa chọn thi liệu (liễu, trăng, thiếu nữ…) trong việc sử dụng nghệ thuật công bút (xem câu 4), trong việc khắc họa cái lạnh.

Mặt khác, nếu cho rằng cái lạnh trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu chỉ đến từ ảnh hương của Đường thi thì có lẽ chưa thật toàn diện. Cái lạnh trong Đây mùa thu tới còn đến từ cách cảm thụ thế giới trong bước đi thời gian - điều mà Xuân Diệu đã học được từ thơ ca phương Tây. Với Xuân Diệu, mùa thu tới cũng là mùa thu đang qua đi. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu có một câu thơ rất tiêu biểu cho cách cảm nhận này:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Hiểu được cách cảm nhận này sẽ giải thích được vì sao những tính hiệu của mùa đông đã chất đầy trong bài thơ. Chính cái nhìn sự vật trong bước đi thời gian này đã làm nên cái lạnh rất đặc biệt trong Đây mùa thu tới.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247