Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Chương 1 Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác Giải mục 4 trang 26, 27 Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức: Tính pha của dao động tại thời điểm \(t = 2\) (giây). Hỏi trong khoảng thời gian 2 giây...

Giải mục 4 trang 26, 27 Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức: Tính pha của dao động tại thời điểm \(t = 2\) (giây). Hỏi trong khoảng thời gian 2 giây...

Hướng dẫn giải HĐ 5, LT , VD mục 4 trang 26, 27 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 3. Hàm số lượng giác. Cho hàm số (y = cos x)a) Xét tính chẵn... Tính pha của dao động tại thời điểm \(t = 2\) (giây). Hỏi trong khoảng thời gian 2 giây

Câu hỏi:

Hoạt động 5

Cho hàm số \(y = \cos x\)

a) Xét tính chẵn, lẻ của hàm số

b) Hoàn thành bảng giá trị của hàm số \(y = \cos x\) trên đoạn \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\) bằng cách tính giá trị của \(\cos x\) với những x không âm, sau đó sử dụng kết quả câu a để suy ra giá trị tương ứng của \(\cos x\) với những x âm.

\(x\)

\( - \pi \)

\( - \frac{{3\pi }}{4}\)

\( - \frac{\pi }{2}\)

\( - \frac{\pi }{4}\)

0

\(\frac{\pi }{4}\)

\(\frac{\pi }{2}\)

\(\frac{{3\pi }}{4}\)

\(\pi \)

\(\cos x\)

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Bằng cách lấy nhiều điểm \(M\left( {x;\sin x} \right)\) với \(x \in \left[ { - \pi ;\pi } \right]\) và nối lại ta được đồ thị hàm số \(y = \cos x\) trên đoạn \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\).

c) Bằng cách làm tương tự câu b cho các đoạn khác có độ dài bằng chu kỳ \(T = 2\pi \), ta được đồ thị của hàm số \(y = \cos x\) như hình dưới đây.

image

Từ đồ thị ở Hình 1.15, hãy cho biết tập giá trị, các khoảng đồng biến, các khoảng nghịch biến của hàm số \(y = \cos x\)

Hướng dẫn giải :

Sử dụng định nghĩa hàm số chẵn lẻ

Dựa vào đồ thị để xác định tập giá trị, các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số

Lời giải chi tiết :

a) Tập xác định của hàm số là \(D = \mathbb{R}\)

Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì –x cũng thuộc tập xác định D

Ta có: \(f\left( { - x} \right) = \cos \left( { - x} \right) = \cos x = f\left( x \right),\;\forall x\; \in \;D\)

Vậy \(y = \cos x\) là hàm số chẵn.

b)

\(x\)

\( - \pi \)

\( - \frac{{3\pi }}{4}\)

\( - \frac{\pi }{2}\)

\( - \frac{\pi }{4}\)

0

\(\frac{\pi }{4}\)

\(\frac{\pi }{2}\)

\(\frac{{3\pi }}{4}\)

\(\pi \)

\(\cos x\)

\( - 1\)

\( - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\(0\)

\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

1

\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

0

\( - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\( - 1\)

c) Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số \(y = \cos x\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\), tập giá trị là [-1;1] và đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \pi + k2\pi ;k2\pi } \right)\) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\pi + k2\pi } \right),\;k\; \in \;\mathbb{Z}\)


Câu hỏi:

Luyện tập

Tìm tập giá trị của hàm số \(y = - 3\cos x.\)

Hướng dẫn giải :

Tập giá trị của hàm số là tập min – max của hàm số trên tập xác định

Lời giải chi tiết :

Tập xác định của hàm số là \(D = \mathbb{R}\)

\( \Rightarrow \) Tập giá trị của hàm số \(y = - 3\cos x\) là \(T = \left[ { - 3;3} \right]\).


Câu hỏi:

Vận dụng

Trong vật lí, ta biết rằng phương trình tổng quát của một vật dao động điều hòa cho bởi công thức \(x\left( t \right) = A\cos (\omega t + \varphi )\), trong đó t là thời điểm (tính bằng giây), x(t) là li độ của vật tại thời điểm t, A là biên độ dao động (A > 0), \(\omega t + \varphi \) là pha dao động tại thời điểm t và \(\varphi \in \left[ { - \pi ;\pi } \right]\) là pha ban đầu của dao động. Dao động điều hòa này có chu kỳ \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\) (tức là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần).

Giả sử một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x\left( t \right) = - 5\cos 4\pi t\) (cm).

a) Hãy xác định biên độ và pha ban đầu của dao động.

b) Tính pha của dao động tại thời điểm \(t = 2\) (giây). Hỏi trong khoảng thời gian 2 giây, vật thực hiện được bao nhiêu dao động toàn phần?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phương trình tổng quát để xác định: Biên độ dao động, Pha dao động tại thời điểm t, Pha ban đầu

Lời giải chi tiết :

a) Ta có: – 5cos 4πt = 5cos(4πt + π).

Biên độ dao động \(A = 5 > 0\); Pha ban đầu của dao động: \(\varphi = \pi\)

b) Pha dao động tại thời điểm \(t = 2\) là \(\omega t + \varphi = 4\pi .2 + \pi = 9\pi \)

Chu kỳ \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{4\pi }} = 0,5\)

Trong khoảng thời gian 2 giây, số dao động toàn phần vật thực hiện được là: \(\frac{2}{{0,5}} = 4\) (dao động)

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Hoc Sinh 247